Làm thế nào để chọn lựa động cơ điện phù hợp, hãy cùng Anh Minh tìm hiều cách chọn động cơ điện để có thể chọn lựa được loại động cơ điện đúng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Cách chọn động cơ điện mới nhất hiện nay
Động cơ điện rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau.
Như chúng ta cũng biết, động cơ điện là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nó có rất nhiều loại, nhiều kích thước, nhiều công suất riêng biệt cho từng mục tiêu khác nhau. Thường nó chiếm hơn 60% tổng tải điện trong các nhà máy chế biến, sản xuất.
Như Anh Minh đã giới thiệu trước đó với quý bạn đọc, động cơ điện bao gồm rất nhiều loại: động cơ không đồng bộ một pha hay ba pha, động cơ đồng bộ, động cơ điện 1 chiều, động cơ bước, động cơ servo… với nhiều cấp điện áp, nhiều cấp độ, tần số thông thường là 50Hz hoặc 60Hz.
Việc chọn lựa động cơ điện phù hợp không những đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao, an toàn khi sử dụng, tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn tiết kiệm năng lượng.
Nếu bạn chọn động cơ điên có công suất quá lớn chắc chắn với bạn, giá của nó sẽ rất cao (tốn nhiều chi phí đầu tư hơn), bên cạnh đó, khi chọn động cơ điện quá lớn, máy sẽ làm việc non tải với hiệu suất thấp, dẫn đến chi phí vận hành tăng cao, kém hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến lưới điện (nó sẽ tiêu thụ nhiều công suất kháng)
Nhưng nếu bạn chọn động cơ điện quá nhỏ, thì tất nhiên nó sẽ luôn trong tình trạng làm việc quá tải, thường xuyên bị nóng máy, hệ thống cách điện bên trong cuộn dây nhanh chóng giảm tuổi thọ, dẫn đến động cơ điện rất dễ bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất của bạn.
Việc chọn lựa động cơ điện phù hợp là rất quan trọng.
Hiệu suất của động cơ điện tốt nhất là vào khoảng 80 đến 99% (tuyệt đối 100% thì không thể đúng không nào) công suất định mức. Nếu nó dưới 50% công suất định mức thì hiệu suất của động cơ giảm mạnh đi kèm với tốn hao gia tăng.
Thông thường, động cơ điện hoạt động non tải chiếm khoảng 45-70% trong các nhà máy sản xuất.
Nguyên nhân chính có thể do bộ phận kỹ thuật chưa tính toán chính xác yêu cầu kỹ thuật cần thiết, dẫn đến chưa khai thác hết công suất thiết bị, hoặc là mua trúng loại động cơ điện đã bị thay, quấn lại dây đồng (một thực trạng hiện nay đang rất phổ biến là động cơ điện nhái, kém chất lượng tràn lan trên thị trường) ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống sản xuất, vận hành và tổn hao năng lượng. Nhẹ thì hư hỏng, các thiết bị điện cũng bị ảnh hưởng, còn nặng thì cháy nổ, không an toàn khi vận hành sử dụng.
Ngoài ra có thể do các kỹ sư nhà máy chưa có kinh nghiệm chọn lựa động cơ điện phù hợp, để đảm bảo an toàn đối với tải, họ thường chọn động cơ lớn hơn mức cần thiết. Ngày nay, các thiết bị bảo vệ như biến tần, khởi động mềm … sẽ bảo vệ an toàn cho tải, mang lại hiệu quả cao hơn, hệ thống hoạt động ổn định hơn, bền bỉ hơn và tiết kiệm năng lượng